Để nắm bắt hiệu quả của việc thu hồi các khoản nợ, doanh nghiệp cần biết hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover ratio) là bao nhiêu. Việc này cũng giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động để tăng cường các khoản thu nợ từ khách hàng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ giúp bạn đọc hiểu hơn vấn đề này trong doanh nghiệp.

Định nghĩa khái niệm số vòng quay khoản phải thu
Đây là một tỷ số tài chính giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải nợ phải thu cần quay bao nhiêu vòng trong kỳ để đạt doanh thu trong kỳ đó.
Tỷ lệ các khoản phải thu thể hiện độ hiệu quả trong việc cấp tín dụng cho khách hàng và khả năng thu hồi các khoản nợ vay ngắn hạn.
Công thức tính số vòng quay các khoản phải thu
Bạn có thể tính chỉ số này qua công thức như sau:
Số vòng quay các khoản phải thu = (Doanh thu tín dụng ròng) : (Trung bình khoản phải thu).
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu ròng = (tổng của doanh thu bán chịu trong kỳ) – (khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán).
- Trung bình khoản phải thu = (khoản phải thu đầu kỳ + khoản phải thu cuối kì) : 2
Có thể tìm các số liệu phục vụ việc tính toán thông qua bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo thu nhập của năm.
Ý nghĩa của số vòng quay khoản phải thu
Ý nghĩa số vòng quay các khoản phải thu là số liệu thể hiện hiệu quả tín dụng doanh nghiệp. Hàng quý, hàng năm doanh nghiệp đều phải tính toán hệ số khoản phải thu này. Việc hệ số vòng quay tăng hoặc giảm đều mang ý nghĩa cụ thể.
Hệ số tăng
Nếu hệ số vòng quay các khoản phải thu tăng dần theo thời gian tức là việc thu hồi nợ diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp không có nhiều nợ xấu.
Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang rất thận trọng trong chính sách tín dụng để ngăn ngừa rủi ro gặp các khoản nợ khó đòi.
Tuy nhiên việc này có thể gây ra tác động tiêu cực. Khách hàng thường sẽ khó chịu và không hài lòng. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ bỏ lỡ một số vị khách tiềm năng. Giải pháp lúc này là doanh nghiệp cần thay đổi chính sách để mềm mỏng hơn và quan tâm đến các trải nghiệm của khách hàng.

Hệ số giảm
Nếu hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm dần theo thời gian cho thấy hiệu quả thu hồi tín dụng của doanh nghiệp ngày càng kém đi. Nguyên nhân có thể do chính sách tín dụng của doanh nghiệp không hiệu quả, khách hàng không có khả năng trả nợ.
Trường hợp này doanh nghiệp cũng cần thay đổi chính sách tín dụng cũng như thời gian thu hồi khoản nợ chặt chẽ hơn để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Điều hạn chế hệ số vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay khoản phải thu là một hệ số quan trọng giúp doanh nghiệp tìm ra thiếu sót trong hoạt động thu các khoản phải thu để có biện pháp thúc giục những khách hàng không tuân thủ đúng hợp đồng.
Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tổng quát, không thể xác định chính xác các khách hàng nợ xấu, khách hàng nợ quá hạn.
Ngoài ra, chỉ số này có thể thay đổi theo thời điểm đầu năm, cuối năm nên không chính xác hoàn toàn 100%. Doanh nghiệp chỉ có thể so sánh chỉ số này với những doanh nghiệp cùng ngành có cùng quy mô hoạt động như nhau, không thể so với các doanh nghiệp khác ngành.

Muốn nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp phải phân tích nhiều số liệu không chỉ có hệ số vòng quay khoản phải thu mà còn có: vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, hệ số hoạt động, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời,… Phân tích đầy đủ các chỉ số trên
Cần phải phân tích đầy đủ những chỉ số trên mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng về sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đề xuất biện pháp phù hợp nhất cho thúc đẩy doanh nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về số vòng quay khoản phải thu. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong việc phân tích tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức.