Hướng dẫn lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai? “Niên” ở đây nghĩa là thời gian, biểu lả bảng biểu. Niên biểu nghĩa là một bảng ghi tóm tắt một cuộc cách mạng hay một cuộc chiến tranh, một giai đoạn lịch sử nào đó. Đây là cách thường dùng trong quá trình học tập môn lịch sử với tính khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai là hệ thống những sự kiện lịch sử của thế chiến thứ hai, nổi bật theo thời gian, từ giai đoạn đầu chiến tranh đến khi hòa bình trở lại. Như vậy, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai để giúp hệ thống hóa những kiến thức giúp việc tìm hiểu cũng như học tập trở nên dễ dàng hơn, khoa học hơn.
Hướng dẫn bạn cách lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai
Vậy để có thể hệ thống hóa kiến thức một cách rõ ràng, mạch lạc, khoa học, chúng ta hãy cùng nhìn bảng dưới đây về lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai
Thời gian | Sự kiện |
Ngày 1/9/1939 | Đức tấn công Ba Lan. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ |
Tháng 9/1940 | Italia tấn công Ai Cập |
Ngày 22/6/1941 | Đức tấn công Liên Xô |
Ngày 7/12/1941 | Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng (đảo Hawaii) |
Tháng 1/1942 | Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập |
Ngày 2/2/1943 | Chiến thắng Xtalingrat, đã khiến xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh |
Tháng 5/1943 | ở mặt trận Bắc Phi, quân Đức và Italia hạ vũ khí |
Ngày 6/6/1944 | Liên quân Anh Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp, dẫn đến mặt trận thứ hai ở Tây Âu, phát xít Đức đầu hàng |
Ngày 9/5/1945 | Phát xít Đức đầu hàng |
Ngày 6 và 9/8/1945 | Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagaxaki của Nhật Bản |
Ngày 15/8/1945 | Nhật Bản xin hàng. Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn kết thúc |
Đánh giá, nhận xét chung về chiến tranh thế giới thứ hai
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của thế chiến thứ hai
Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau thế chiến thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1933 – 1939 càng như “đổ thêm dầu vào lửa”, càng khiến những mâu thuẫn đó trở nên gay gắt hơn. Chính sách thù địch chống Liên Xô khi ấy, ngày càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược với mục đích xóa bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Chính sách hiếu chiến xâm lược của những nước như Đức, Italia, Nhật Bản phát động ngày càng nhanh chóng. Ngược lại với những nước phát xít, những nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ lại thực hiện chính sách chĩa mũi nhọn chiến tranh về Liên Xô. Nhưng với những tính toán thông minh, đầy mưu mô của mình, Đức đã có kế hoạch tiến đánh các nước tư bản Châu Âu khi tấn công Liên Xô
Từ những gì chúng ta trình bày ở trên, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của thế chiến thứ hai
Kết quả của sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
Ông cha ta đã từng có câu “gieo gió thì gặt bão” quả không thể sai, chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của giới phát xít như Đức, Italia và Nhật Bản.
Thế chiến thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. Những con số đã được thống kê là vô cùng khủng khiếp, có 60 triệu người đã chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật và những tổn thất về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự khủng khiếp, tàn khốc của thế chiến thứ hai được ước tính bằng khoảng tất cả các cuộc chiến tranh trong vòng 1000 năm cộng lại
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đồng thời cũng dẫn đến những biến đổi mới trong tình hình thế giới. Thế chiến thứ II là cuộc đụng độ, đối đầu, và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động với phạm vi toàn thế giới. Chính cuộc chiến tranh này đã mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới trong lịch sử thế giới hiện đại
Bài học mà chiến tranh thế giới thứ II đã để lại cho nhân loại
Dù đã rất nhiều năm, nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những bài học, những dư âm của chiến tranh thế giới thứ II vẫn luôn còn nguyên vẹn những giá trị. Đó là phải chiến tranh, chiến đấu bằng mọi giá, các nền dân chủ phải chống lại sự xâm lược, các quốc gia luôn cần có “một cái đầu lạnh” để đủ tỉnh táo trong việc tìm kiếm lợi ích, tìm kiếm những điều kiện thuận lợi cho phe mình chứ không thể có chuyện gì xảy ra là có thể dùng đến vũ khí
Chiến tranh đã qua đi nhưng những tổn thất mà nó gây ra về con người, của cải, vật chất là những thứ mà mãi mãi không bao giờ có thể bù đắp lại được. Sự tổn thất về con người là sự tổn thất vừa dẫn đến sự đau lòng vừa dẫn đến những lời nhắc nhở rằng: chúng ta luôn phải gìn giữ, trân trọng nên độc lập, hòa bình để không bao giờ diễn ra những thảm họa như vậy nữa
Nhận xét về lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai
Như vậy, bài viết ngày hôm nay chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cách học đầy sáng tạo, giúp việc ghi nhớ những sự kiện quan trọng trở nên dễ dàng hơn, khoa học hơn. Các bạn học sinh nên sử dụng cách lập niên biểu đặc biệt là trong quá trình học tập môn lịch sử. Bởi vì lịch sự là bộ môn đòi hỏi sự ghi nhớ, sâu chuỗi các sự kiện lại, kết nối với nhau. Môn lịch sử có hay, có thu hút hay không một phần là dựa vào cách sáng tạo trong học tập của học sinh
Ngoài ra, qua việc lập niên biểu về những sự kiện lớn của chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta cũng có thể thấy rằng những gì thế chiến thứ II để lại về cả người và của là vô cùng lớn, những tổn thất ấy có lẽ phải mất một khoảng thời gian rất dài nữa chúng ta mới có thể bù đắp được. Đồng thời, việc được sống trong thế giới hòa bình như hiện nay chúng ta phải thầm cảm ơn đến những người đã ngã xuống, hy sinh vì hai chữ “độc lập, tự do”. Việc gìn giữ hòa bình là việc mà mỗi người đều phải có ý thức, phải chung sức, đoàn kết với nhau vì nền hòa bình ấy.